Lâm
Vĩnh-Thế
Pháp
Danh: Viên Lộc
Cầu
nguyện chiếm một phần rất quan trọng trong cuộc sống tôn giáo của chúng ta. Ta có thể cầu nguyện một cách tổng quát cho
quốc thái dân an, cho bá
tánh chúng sinh được tật bịnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, nhưng thông thường
nhất, ta cầu nguyện để mong cho một việc tốt đẹp nào đó xảy ra cho chính mình hay
người thân. Gần như không có một giới
hạn nào về thời
gian, không gian, hay cách thức cho việc cầu nguyện. Ta có thể cầu nguyện hằng ngày vào các buổi dâng hương
sáng hay chiều ở nhà; ta cũng cầu
nguyện lúc đến chùa hay đi hành hương; và ta cũng cầu nguyện bất cứ lúc nào và ở đâu khi gặp
cảnh hiểm nguy, hay khi nghe tin người thân ở vào hoàn cảnh như vậy. Ta có thể cầu nguyện một mình hay cùng với
những người
khác. Ta có thể cầu nguyện bằng một câu
khấn vái đơn giản hay một bài kinh
dài. Ta có thể cầu nguyện một lần trong
một thời gian ngắn rồi thôi mà
ta cũng có thể lập đi lập lại lời cầu nguyện nầy trong một thời gian dài. Một câu hỏi mà chắc nhiều người đã từng tự
hỏi: làm sao để cho lời
nguyện cầu của mình được thực hiện? Nơi
cầu nguyện, lúc cầu nguyện và
cách cầu nguyện đều có một phần nào ảnh hưởng đến kết quả. Ai cũng biết là có những ngôi chùa, ngôi đền
luôn luôn có đông đảo thiện nam, tín nữ đến cầu xin điều nầy điều nọ vì họ tin
là nơi đó linh thiêng hơn những
nơi khác. Ngày rằm, hay đầu tháng cũng
được tin là những ngày tốt cho
việc cầu xin. Ăn chay, hãm mình, tắm gội
sạch sẽ đều được tin là những
chuẩn bị cần thiết trong cách thức cầu nguyện.
Tôi xin kể câu chuyện
sau đây đã xảy ra trong gia đình tôi và từ đó thử rút ra một bài học thiết thực về cầu
nguyện.