Vĩnh Nhơn
(Nguyên tác:
Iraq and the UN's Weapon of Mass Desctruction / Denis Halliday, Tạp
chí Current History, số Tháng 2/1999, tr. 65-68.)
Denis Halliday đã từ chức Trường Chương Trình Dầu Hỏa-Cho-Thực Phẩm tại Iraq để phản đối
các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp
Quốc đang gây ra đau khổ cho nhân
dân Iraq. Sau đây là quan điểm của ông.
Huân Tước David Owen đã từng viết
là: "xung đột tác hại như ung thư vì nó phá hoại dân chủ và sự tin cậy,
biến con ngườI thành tàn bạo và hủy diệt các giá trị củng như những giớI hạn
của một xã hộI văn minh". Các nhận xét nầy của ông rất đúng
trong trường hợp của cuộc xung đột giữa Iraq và các nước thành viên
của HộI Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (sau đây sẽ ghi là H.Ð.B.A.). Sau
bao năm chứng kiến thảm kịch về lòng nhân đạo, đã đến lúc phải nhận rằng cuộc
xung đột nầy đã biến các nghị quyết của H.Ð.B.A. thành những công cụ rất tàn
bạo. HộI Ðồng đã tiếp tục kéo dài các biện pháp trừng phạt về kinh
tế, trong lúc biết rất rõ về các hậu quả thảm khốc đối vớI nhân dân Iraq -- một
hành động thể hiện sự gạt bỏ một cách có hiệu quả những giá trị của một xã hộI
văn minh. Thật là mỉa mai khi chiến tranh thì được quy định rõ ràng
bởI những công ước còn các biện pháp trừng phạt về kinh tế đơn phương hay đa
phương nầy thì lại không.