marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web Tuyển Tập Vĩnh Nhơn Lâm Vĩnh Thế *** Bài mới nhất

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Nam Dương: Sống Nguy Hiểm

 


Lâm Vĩnh-Thế

 

(Nguyên tác: Indonesia: Living Dangerously / Scott B. MacDonald và Jonathan Lemco, tạp chí Current History, Vol. 100, no. 645 (April 2001), tr. 176-182)

 

Chính trị tại Nam Dương thời hậu-Suharto vẫn còn biến động.  Tổng Thống Wahid, quốc hội, sinh viên, chính đảng, nghiệp đoàn và quân đội đang cố tranh tìm chân đứng trong cơ cấu quyền lực mới của đất nước.

            Từ lâu được xem như là một trong các “con cọp” kinh tế của Châu Á, Nam Dươngđã bị rơi đài một cách nhanh chóng và thảm hại trong thời gian 1997-1998.  Nền kinh tế nổ tung dướI áp lực nặng nề của số lượng nợ trong khu vực tư lên đến 80 tỷ Mỹ kim, của việc tiền tệ mất giá và của một cuộc khủng hoảng chính trị mang tính cơ cấu.  Cuộc Từ lâu được xem như là một trong các ‘con cọp’ kinh tế của Châu Á, Nam Dương đã bị rơi đài một cách nhanh chóng và thảm hại trong thờI gian 1997-1998.  Nền kinh khủng hoảng chính trị nầy đã đưa đến việc sụp đỗ của chế độ độc tài từng ngự trị rất lâu của Tổng Thống Suharto và sự thiết lập của một hệ thống dân chủ mới.  Cùng một lúc, các bạo động về chủng tộc và tôn giáo đã bùng lên vớI phong trào đòi độc lập tại Ðông Timor, sự tái sinh của các phong trào quốc gia tại các tỉnh Aceh (phía Bắc Sumatra) và Irian Jaya, cùng vớI hàng loạt bạo động tôn giáo giữa đa số Hồi Giáo và thiểu số Thiên Chúa Giáo tại các đảo phía Ðông Maluku.

Xem Thêm ==>