Lâm Vĩnh
Thế
Cuộc sống hàng ngày vộI vã của Bắc Mỹ làm chúng ta nhiều lúc cảm thấy
hụt hơi. Ngay cả cuối tuần cũng đâu có
thông thả gì mấy, nào chợ búa, nào giặt giũ, nào thanh toán hóa đơn, với những
ngườI có con nhỏ thì còn phải đưa rước chúng đi chơi thể thao, hay đi party nhà
bạn bè chúng. Rụp một cái là lại thấy đi
làm lại sáng thứ hai. Cứ thế cuộc sống
xoay dần, thời gian qua mau, thoắt một cái, nhìn lại, tóc đã điểm sương. Nhiều lúc tự hỏi mình đang làm gì ở đây, sẽ
còn tiếp tục bao lâu nữa, kết cuộc sẽ là cái gì, vv. Thật lòng mà nói, tuy mọi ngườI đều có những
đóng góp đáng kể cho cái đất nước đã và đang cưu mang mình, phần đông chúng ta
sống bên lề của xã hội. Sự hộI nhập của
chúng ta rất là giớI hạn. Chúng ta sống
và hành xử như ngườI bản xứ chẳng qua chỉ là trong phạm vi công việc làm của
mình mà thôi. Thử hỏi có bao nhiêu người
trong chúng ta đã thật sự có một cuộc sống như một ngườI Mỹ hay người Canada
trong đầy đủ ý nghĩa văn hóa của nó.
Chúng ta hờ hững với những sinh hoạt xã hộI, chính trị, văn học, nghệ
thuật (có lẻ chỉ trừ ra bộ môn điện ảnh và truyền hình) của đất nước mình đang
sống. Nguyên nhân chính của cuộc sống
bên lề xã hội nầy là hành trang quá khứ nặng nề của chúng ta. Thứ hai nữa là tuổI tác, cả thầy cô lẩn học
trò của KMTÐ bây giờ đều đã ngoại "tứ thập bất hoặc" xa lắc xa lơ cả
rồi. Nhiều thầy cô, và ngay cả học sinh,
đã có thông gia, với các cháu nội ngoại đầy đủ.
Ở vào lứa tuổI nầy thì đâu có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta hướng về
quá khứ nhiều hơn là tương lai.