marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web Tuyển Tập Vĩnh Nhơn Lâm Vĩnh Thế *** Bài mới nhất

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

Ngoại Tôi

 


Lâm Vĩnh Thế

            Ðọc sách báo, thơ văn, chúng ta thấy rất nhiều tác giả nói về quê ngoại với tình cảm rất sâu đậm.  Tại sao ít nói về quê nội, mà thường nói về quê ngoai?  Theo thiển ý, đây chính là do một đặc tính của văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt.  Theo phong tục Việt, người phụ nữ khi lập gia đình thì về sống bên nhà chồng.  Khi có con cái, hai vợ chồng có thể ra riêng nhưng vẫn sống ở quê chồng.  Các đứa con sống và lớn lên tại quê nội.  Lâu lâu mới có dịp theo mẹ về quê ngoại.  Ðối với trẻ con, quê ngoại mang lại nhiều điều mới lạ, hấp dẫn, chớ không phải như quê nội là nơi chúng sống hàng ngày đã trở thành quá quen thuộc.  Ðối với ông bà, vì lâu mới được gặp các cháu, ông bà ngoại, và dĩ nhiên nhứt là Bà Ngoại, thường cưng chiều các cháu.  Tất cả những điều nầy đã tổng hợp lại và tạo nên cái tình cảm quyến luyến, thương yêu quê ngoại nhiều hơn nơi trẻ con.  Do đó, đối với đứa trẻ, quê ngoại thường được ghi đậm nét hơn trong tâm tưởng.  Về sau, lớn lên, khi viết văn, làm thơ, họ khó tránh khỏi nhớ và nói về quê ngoại một cách đậm đà tình cảm.  Về phần tôi, khi tôi chào đời, Bà Ngoại tôi đã ngoài 70 tuổi.  Tôi không có những kỷ niệm được Ngoại cưng chiều như nhiều người khác.  Tuy vậy tôi vẫn có nhiều kỷ niệm với Ngoại mà tôi không thể nào quên được. 

Xem Thêm ==>