Vĩnh
Nhơn
(Nguyên
Tác: Current History, Tháng 9, năm 1998, tr. 257-262)
Trong
năm vừa qua, Trung Quốc đã trãi qua một cuộc giải phóng văn hóa mà nhiều người
đã gọi là một "Mùa Xuân Bắc Kinh" mới. Nhưng mà, "sự
kết hợp của sự kiểm duyệt của Ðảng (dù là dưới chiêu bài tốt lành hơn của năm 1998) và
các lực lượng của thị trường (không mù quáng mà cũng không tự do như phần đông
đã tưởng tượng) tiếp tục bóp nghẹt công luận và ý thức về các vấn đề xã hội và
chính trị quan trọng. Nếu không có một sự thay đổi thật sự mang tính cơ
cấu, bất cứ một sự khoan dung nào đối với những quan điểm chính trị khác biệt
chỉ là ảo tưởng."
Vào
tháng 9 năm 1997, Ðại Hội 15 của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã định chế hóa những
chính sách để hướng dẫn đất nước đi vào thế kỷ thứ 21. Ðại Hội đã
phê chuẫn một bước mới và mạnh bạo hơn về hướng kinh tế thị
trường. Tinh thần của Ðại Hội đã sớm được các cơ quan truyền thông
của nhà nước mô tả như là một "phong trào giải phóng tư
tưởng". Sự giải phóng nầy thật là đơn giản: khu vực công luôn
luôn bị lổ lả của Trung Quốc, đặc biệt là các xí nghiệp nhà nước khổng lồ, cần
được giảm biên chế và cải tổ lại trong cơ cấu. Và chính bộ máy hành
chánh, đã phình lớn vượt ra ngoài sự kiểm soát mặc dù đã trãi qua không biết
bao nhiêu cố gắng để tiết giảm đi, cũng phải được chấn chỉnh lại một cách triệt
để.