Lâm Vĩnh-Thế
(Ðã đăng trong Thư viện tập san, số 23, Ðệ 4 TCN
1974, tr. 45-50)
Có
lẽ giấc mơ chung của tất cả quản thủ thư viện ở khắp nơi trên thế giới là khỏi
phải làm tổng kê phân loại nữa. Mỗi
quyển sách mua về đều có kèm theo thẻ tổng kê cho chính quyển sách đó được thực
hiện đầy đủ và chính xác. Vấn đề chính ở đây là vấn đề phục vụ độc giả. Thông thường khi sách chưa được làm tổng kê
thì chưa thể cho ra măt độc giả được.
Công tác tổng kê mất rất nhiều thì giờ và như thế gây nhiều tốn
kém. Ðể tránh việc mỗi thư viện phải tự
làm tổng kê lấy, tại Anh Mỹ, từ lâu rồi, người ta đã áp dụng lối tổng kê tập
trung. Một thư viện hoặc một cơ sở xuất
bản hay một nhà trung gian sẽ đứng ra thực hiện thẻ tổng kê và sau đó in ra bán
lại cho các thư viện khác. Thư Viện Quốc
Hội Hoa Kỳ (Library of Congress, viết tắt là L.C.) đã cung cấp dịch vụ này cho
các thư viện lớn nhỏ tại Hoa Kỳ từ gần ¾ thế kỷ nay. Từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến đến nay, với mức độ
gia tăng ghê gớm của ngành xuất bản tại Hoa Kỳ, việc sử dụng thẻ mua của L.C.
không giúp các thư viện cung cấp ngay sách cho độc giả được. Nhiều khi sách đã mua về phải nằm chờ trong
phòng tổng kê khá lâu vì chưa mua được thẻ.
Tại sao không tìm một cách gì để các nhà xuất bản có thể in luôn vào
trong sách thẻ tổng kê cho chính quyển sách đó, như thế sẽ giúp tất cả các thư
viện, với phương tiện sao chụp nhanh chóng hiện hữu, có thể thực hiện ngay bộ
thẻ cho quyển sách và do đó có thể cung cấp sách ngay cho độc giả ? Câu hỏi này đã được giải đáp phần nào rồi từ
cuối thập niên 1950 với Chương Trình C.I.S. (Cataloging In Source) của L.C. và
gần đây với Chương Trình C.I.P. (Cataloging In Publication) cũng của L.C. Bài viết này cố gắng tóm lược những nét chính
của 2 chương trình này.